Tìm hiểu về điểm hòa vốn để doanh nghiệp sinh lời hiệu quả

Một trong những khái niệm quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm vững đó là "điểm hòa vốn". Vậy điểm hòa vốn là gì? Tại sao nó lại có ý nghĩa quan trọng đến vậy đối với sự thành công của một doanh nghiệp? Và làm thế nào để xác định và tận dụng điểm hòa vốn để tối ưu hóa lợi nhuận? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về những câu hỏi trên."


1. Điểm hòa vốn là gì và vai trò của nó


1.1 Điểm hòa vốn là gì?


Điểm hòa vốn là mức doanh thu mà tại mức đó doanh nghiệp không lãi cũng không lỗ, nghĩa là tổng doanh thu bằng chính xác tổng chi phí. Nói cách khác, đây là ngưỡng mà doanh nghiệp cần vượt qua để bắt đầu có lợi nhuận.


Khi phân tích điểm hòa vốn, thường có hai loại điểm hòa vốn được chú ý:


  1. Điểm hòa vốn kinh tế (hay hòa vốn trước lãi vay): Đây là mức mà doanh thu bán hàng bằng với tổng chi phí sản xuất và kinh doanh. Tại điểm này, lợi nhuận trước khi trừ lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng không, thể hiện khả năng trang trải chi phí sản xuất từ doanh thu.
  2. Điểm hòa vốn tài chính (hay hòa vốn sau lãi vay): Đây là mức doanh thu đủ để trang trải toàn bộ chi phí, bao gồm cả lãi vay trong kỳ. Ở điểm này, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không, cho thấy doanh thu đã đủ bù đắp cho các chi phí vận hành và lãi vay.
Điểm hòa vốn thường có hai loại
Điểm hòa vốn thường có hai loại 

1.2 Vai trò của điểm hòa vốn


Điểm hòa vốn không chỉ là một con số trong báo cáo tài chính mà còn có nhiều vai trò quan trọng như:


  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Điểm hòa vốn là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả sử dụng nguồn lực. Một điểm hòa vốn thấp cho thấy doanh nghiệp đang vận hành hiệu quả và có khả năng tăng lợi nhuận nhanh chóng. Ngược lại, nếu điểm hòa vốn cao, doanh nghiệp cần tìm cách tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Lập kế hoạch kinh doanh: Trong việc lập kế hoạch kinh doanh, điểm hòa vốn là yếu tố thiết yếu giúp doanh nghiệp xác định sản lượng cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn. Nó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết lập giá bán hợp lý, định hướng đầu tư và các quyết định chiến lược khác.
  • Đánh giá rủi ro: Điểm hòa vốn cung cấp một cách tiếp cận để đánh giá rủi ro kinh doanh bằng cách xác định doanh thu tối thiểu cần đạt để tránh thua lỗ. Nó giúp doanh nghiệp phân tích mức độ rủi ro của các dự án đầu tư và chọn lựa các dự án có lợi nhuận tiềm năng phù hợp.
Vai trò quan trọng của điểm hòa vốn
Vai trò quan trọng của điểm hòa vốn

2. Công thức tính điểm hòa vốn trong doanh nghiệp


Công thức tính điểm hòa vốn cơ bản là:


Điểm hòa vốn (BEP) = Tổng chi phí cố định/ (Đơn giá bán mỗi sản phẩm – Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm)


Hay được xác định theo công thức: BEP = FC / (S – VC)


Bên cạnh đó, điểm hòa vốn còn giúp xác định doanh thu cần thiết để đạt trạng thái cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận. Doanh thu hòa vốn được tính bằng cách lấy sản lượng tại điểm hòa vốn nhân với giá bán sản phẩm. Công thức cụ thể để tính doanh thu hòa vốn là:


Doanh thu hòa vốn = Điểm hòa vốn x Đơn giá bán mỗi sản phẩm


Doanh thu hòa vốn = Chi phí cố định / (1 - (Chi phí biến đổi / Doanh thu))


Trong đó:


  • Sản lượng hòa vốn: Đây là số lượng sản phẩm cần bán ra để doanh thu đủ bù đắp toàn bộ chi phí, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí lãi vay (đơn vị: sản phẩm).
  • Chi phí cố định: Đây là các chi phí không phụ thuộc vào mức sản lượng tiêu thụ, chẳng hạn như tiền thuê mặt bằng, khấu hao tài sản, chi phí quản lý,... Lãi vay thường được coi là một phần của chi phí tài chính cố định (đơn vị: đồng).
  • Đơn giá bán: Giá bán của mỗi sản phẩm (đơn vị: đồng/sản phẩm).
  • Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm: Là những chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, v.v. (đơn vị: đồng/sản phẩm).
Công thức tính điểm hòa vốn
Công thức tính điểm hòa vốn

3. Ví dụ minh họa về cách tính điểm hòa vốn


Để hiểu rõ hơn về cách xác định điểm hòa vốn, ta hãy cùng xem qua một ví dụ minh họa thực tế giúp doanh nghiệp có thể tính toán để đạt được sự cân bằng giữa chi phí và doanh thu. Từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn:


3.1 Cách tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm/dịch vụ


Một công ty sản xuất và kinh doanh hai mặt hàng, sản phẩm A và sản phẩm B, với tổng chi phí cố định là 100 triệu đồng. Chi phí biến đổi để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm A là 50.000 đồng, trong khi giá bán là 100.000 đồng. Đối với sản phẩm B, chi phí biến đổi là 60.000 đồng mỗi đơn vị và giá bán ra là 120.000 đồng. Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm A và B lần lượt là 30% và 70%.


Chúng ta có:


Lợi nhuận ròng cho từng sản phẩm được tính bằng cách trừ đi chi phí biến đổi từ giá bán:


  • Lợi nhuận ròng cho sản phẩm A: 100.000 đồng - 50.000 đồng = 50.000 đồng
  • Lợi nhuận ròng cho sản phẩm B: 120.000 đồng - 60.000 đồng = 60.000 đồng


Trọng số của lợi nhuận ròng cho từng sản phẩm là:


  • Trọng số của lợi nhuận ròng cho sản phẩm A: 50.000 đồng x 30% = 15.000 đồng
  • Trọng số của lợi nhuận ròng cho sản phẩm B: 60.000 đồng x 70% = 42.000 đồng


Điểm hòa vốn cho tổng sản lượng của hai sản phẩm được tính như sau:


BEP = 100.000.000 / (15.000 + 42.000) = 1755 (sản phẩm)


Do đó, để đạt đến điểm hòa vốn, doanh nghiệp cần bán tổng cộng khoảng 1.755 sản phẩm A và B. Số lượng cụ thể từng loại sản phẩm sẽ dựa vào tỷ lệ dự kiến bán hàng (30% cho sản phẩm A và 70% cho sản phẩm B).


3.2 Cách tính điểm hòa vốn khi doanh số bán hàng giảm/tăng


Công ty A đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử với chi phí cố định là 100 triệu đồng. Mỗi 1.000 sản phẩm có chi phí biến đổi là 50 triệu đồng, và giá bán mỗi sản phẩm là 100.000 đồng.


  • Điểm hòa vốn theo sản lượng:


Điểm hòa vốn theo sản lượng: 100.000.000 / [100.000 – (50.000.000/1.000)] = 2.000 sản phẩm


  • Doanh thu hòa vốn:


Doanh thu hoàn vốn sẽ là: 2.000 x 100.000 = 200.000.000 đồng


  • Tình huống bán 1.600 sản phẩm: Nếu chỉ bán được 1.600 sản phẩm, doanh thu thực tế sẽ đạt 160.000.000 đồng, dẫn đến lỗ 40.000.000 đồng. Để khắc phục, công ty cần xem xét việc cắt giảm chi phí cố định để có thể đạt điểm hòa vốn.


  • Tình huống bán 2.500 sản phẩm: Nếu doanh số vượt qua điểm hòa vốn với 2.500 sản phẩm được bán, doanh thu thực tế sẽ là 250.000.000 đồng, tạo ra lợi nhuận 50.000.000 đồng.


Các tình huống trên cho thấy tầm quan trọng của việc đạt điểm hòa vốn và ảnh hưởng của sản lượng bán ra đến lợi nhuận của doanh nghiệp.


4. Những lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn


Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà các cửa hàng mới cần chú ý về điểm hòa vốn (BEP):


  • Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi một cách chính xác: Chi phí cố định và chi phí biến đổi đóng vai trò then chốt trong việc tính toán điểm hòa vốn của cửa hàng. Vì thế, chủ cửa hàng cần phân loại và tính toán kỹ lưỡng hai loại chi phí này để đảm bảo kết quả BEP chính xác nhất.
  • Độ chính xác của BEP trong kinh doanh đa sản phẩm: Tính toán điểm BEP cho nhiều sản phẩm thường phụ thuộc vào giá bán và doanh thu thực tế của từng mặt hàng. Tuy nhiên, các yếu tố này có thể biến đổi dựa trên thị trường và số lượng sản phẩm, nên BEP không luôn chính xác tuyệt đối ở mọi thời điểm.
  • Tránh giả định số lượng sản xuất bằng số lượng bán ra: Điểm hòa vốn BEP chỉ là một con số tham khảo giúp cửa hàng xác định sản lượng và giá bán dự kiến, đồng thời điều chỉnh linh hoạt sau này. Trong thực tế, cửa hàng cần duy trì một lượng hàng tồn kho để hoạt động ổn định và tránh thiếu hụt.
  • BEP biến động theo thời gian: BEP là chỉ số linh hoạt, có thể thay đổi khi thị trường biến động do lạm phát hoặc sự thay đổi cung - cầu.


Những điểm trên sẽ giúp các cửa hàng mới vận hành hiệu quả hơn khi nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng điểm hòa vốn.

Công thức tính điểm hòa vốnNhững lưu ý khi tính điểm hòa vốn cho doanh nghiệp

5. Quản lý điểm hòa vốn, ngân sách hiệu quả cùng phần mềm Viindoo Accounting & Finance software

Viindoo Accounting mang đến giải pháp toàn diện và mạnh mẽ cho việc quản lý kế toán, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa công việc và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây là phần mềm quản lý ngân sách tiên tiến, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý tài chính thông qua việc tự động phân tích dữ liệu và hỗ trợ lập kế hoạch ngân sách, từ đó có thể quản lý doanh thu, điểm hòa vốn chính xác.

Điểm nổi bật của phần mềmViindoo Accounting:

  • Cung cấp bức tranh toàn diện về tài chính kế toán: Theo dõi và quản lý mọi khía cạnh tài chính kế toán một cách chi tiết, rõ ràng với giao diện thông minh, hiển thị đầy đủ thông tin như sổ cái, hóa đơn, công nợ, và giao dịch ngân hàng.
  • Tính năng tự động hóa: Tích hợp các tính năng tự động hóa như hạch toán, đối chiếu và lập báo cáo, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian.
  • Dễ dàng giải quyết các nghiệp vụ kế toán: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hỗ trợ kế toán viên trong việc nhập liệu, kiểm tra và xử lý số liệu nhanh chóng.
  • Báo cáo cập nhật tức thời: Truy cập các báo cáo tài chính tức thời, chính xác và chi tiết, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên dữ liệu thực tế.
điểm hòa vốn

Viindoo Accounting

hy vọng rằng bài viết này của Viindoo đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm điểm hòa vốn và cách áp dụng nội dung này để quản lý kinh doanh hiệu quả. Việc nắm bắt và tối ưu hóa điểm hòa vốn là rất quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định và sinh lời.

Nguyễn Phương Dung 1 tháng 8, 2024

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY