Phân tích rủi ro dự án là gì? Cách thực hiện và phương pháp

Việc phân tích rủi ro dự án rất quan trọng đảm bảo được tính thành công của dự án. Ngoài ra còn giúp các nhà quản lý dự án có cái nhìn tổng quan về các tình huống tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu thêm về phương pháp đánh giá, phân tích các rủi ro có thể giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của chúng đến dự án của doanh nghiệp.


>>>> Tham Khảo Ngay: 8 phần mềm quản lý dự án, theo dõi tiến độ vận hành hiệu quả


1. Phân tích rủi ro dự án là gì?


Phân tích rủi ro dự án là quá trình xác định, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng tiêu cực đến dự án thông qua việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật liên quan. Việc phân tích, quản trị rủi ro dự án này giúp các nhà quản lý có thể dự đoán được những rủi ro tiềm năng và cách chúng tác động đến dự án về mặt chất lượng, tiến độ hoặc chi phí khi chúng xuất hiện.


Đây là một bước quan trọng trong việc quản lý các dự án của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro tiềm ẩn không chỉ dành riêng cho quản lý dự án mà nó còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản trị, xây dựng, sản xuất.

Phân tích rủi ro dự ánKhái niệm phân tích rủi ro của dự án

2. Cách phân tích rủi ro dự án


Doanh nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai dự án. Việc tạo ra một kế hoạch phân tích để xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và tìm cách lưu giữ hoặc giảm thiểu chúng là điều cần thiết. Hãy cùng Viindoo điểm qua các cách phân tích rủi ro dự án.


2.1 Phân tích xác suất xảy ra rủi ro


Xác suất xảy ra rủi ro của dự án thường sẽ không theo một quy tắc nhất định. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể xác định rủi ro đó bằng những số liệu, kinh nghiệm của ở dự án tương tự trước đây. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp  xác định  được mức độ rủi ro của dự án hiện tại thấp hay cao.

Phân tích rủi ro dự ánPhân tích xác suất xảy ra những rủi ro ảnh hướng đến dự án

>>>> Xem Thêm: Quản lý tiến độ dự án là gì? 6 bước và kinh nghiệm quản lý


2.2 Phân tích tác động của rủi ro


Một số tác động của rủi ro ảnh hưởng đến dự án như về kinh tế, nguyên vật liệu, tài nguyên hoặc tiến độ, lịch trình của dự án. Để phân tích được những tác động này doanh nghiệp có thể xếp hạng các rủi ro từ mức độ thấp, trung bình, cao tùy thuộc vào độ quan trọng của chúng đối với dự án.

2.3 Phân tích mức độ rủi ro


Mức độ rủi ro kết hợp với xác suất rủi ro là một trong những công thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xác định mức độ rủi ro của dự án. Với mức độ rủi ro đã xác định thì doanh nghiệp liệu sẽ đưa ra chiến lược kế hoạch liệu doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được hay không.


Công thức tính mức độ rủi ro:


Mức độ rủi ro = tác động rủi ro * xác suất rủi ro


Ví dụ nếu một rủi ro có tác động là 1 tỷ thì với xác suất xảy ra rủi ro đó là 70% thì mức độ rủi ro của dự án là 700 triệu.

phan tich rui ro du anPhân tích mức độ rủi ro của dự án

3. Các phương pháp phân tích rủi ro dự án hiệu quả hiện nay


Việc lựa chọn phương pháp phân tích các rủi ro dự án hiệu quả là một điều quan trọng vì chúng có thể giúp tối đa hóa công việc dự báo và quản lý rủi ro. Dưới đây là hai phương pháp phân tích rủi ro của dự án được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay.


3.1 Phương pháp phân tích định lượng


Phương pháp phân tích rủi ro bằng định lượng là việc xác định dự án có khả thi và phù hợp với thực tế hay không thông. Phương pháp này được thể hiện rõ thông qua số lượng rủi ro có thể xảy ra và tác động của chúng đến mục tiêu chung của dự án.


Tùy thuộc vào hoạt động quản lý rủi ro của dự án mà doanh nghiệp có thể áp dụng việc phân tích phương pháp định lượng theo chung hoặc riêng lẻ với phương pháp định tính.  Để xác định được tính khả thi đối với các dự án có giá trị lớn, doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp định lượng để phân tích rủi ro.


Khi sử dụng phương pháp này để phân tích rủi ro, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu từ các khía cạnh như lập kế hoạch quản lý, kế hoạch quản lý rủi ro, chi phí, quy trình tổ chức dự án, các yếu tố môi trường và đăng ký rủi ro.


Nhờ nguồn dữ liệu đầu vào đa dạng, quá trình nghiên cứu phân tích rủi ro dự án có thể đánh giá rủi ro dự án một cách chính xác và khách quan. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng phần mềm chuyên dụng và kiến ​​thức chuyên môn trong việc xây dựng và phân tích các mô hình rủi ro nên rất khó thực hiện, tốn nhiều thời gian và chi phí.

phan tich rui ro du anPhương pháp định lượng trong phân tích rủi ro

3.2 Phương pháp phân tích định tính


Phân tích rủi ro bằng phương pháp định tính là việc đánh giá khả năng và mức độ ảnh hưởng từ đó có thể đưa ra tính quan trọng của rủi ro. Đây là một phương pháp nền tảng để doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích chuyên sâu hơn về các rủi ro của dự án bằng các phương pháp khác.


Việc thực hiện phương pháp này tập trung vào việc đánh giá xác suất xảy ra rủi ro và tác động của nó đối với dự án. Kết quả là, một bảng ưu tiên rủi ro sẽ được thiết lập và các nhà quản lý sẽ có thể tập trung giải quyết các rủi ro có mức độ ưu tiên cao hơn.


Để phân tích rủi ro của dự án thông qua phương pháp định tính, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các đầu vào thu thập thông tin như kế hoạch quản lý rủi ro dự án, các yếu tố môi trường kinh doanh, quy trình tổ chức dự án, phạm vi dự án và sổ đăng ký rủi ro.


Một kế hoạch quản lý và phân tích rủi ro dự án nên được triển khai sớm để có thể dự đoán trước khi thực hiện dự án. Kết quả của phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định tính là đưa những rủi ro này vào tài liệu dự án.

Phân tích rủi ro dự ánPhương pháp định tính trong phân tích rủi ro

4. So sánh phương pháp phân tích định lượng và định tính


Hiện nay có rất nhiều phương pháp để phân tích được các rủi ro tiềm ẩn xảy đến dự án và mọi phương pháp đều có ưu điểm riêng việc. Để giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận cụ thể hơn về hai phương pháp phân tích rủi ro này, Viindoo đưa ra một số tiêu chí tham khảo sau đây:

Đặc điểm Phương pháp định tính

Phương pháp định lượng

Khái niệm Là quy trình đánh giá những rủi ro theo mức độ ưu tiên, riêng lẻ. Từ đó có thể áp dụng để phục vụ cho những đánh giá rủi ro chuyên sâu trong quá trình quản lý dự án

Là việc phân tích tổng thể những rủi ro có thể tác động đến kết quả khi thực hiện dự án thông qua những con số cụ thể, chi tiết.

Ý nghĩa
Có thể dựa vào thứ tự rủi ro để giải quyết công việc có mức độ ưu tiên cao hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn xác định được đối tượng chịu trách nhiệm trong việc giải quyết những rủi ro tiềm ẩn.
Phương pháp định lượng có thể đánh giá tổng thể và tính khả thi của dự án khi bị ảnh hưởng của những rủi ro tiềm ẩn đến. Kết quả của việc nghiên cứu cũng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và có phương án đối phó với  rủi ro.
Tính bắt buộc
Được diễn ra trong suốt quá trình thực hiện dự án
Thường được sử dụng trong các dự án có giá trị lớn.
Yêu cầu khi sử dụng
Đòi hỏi người đánh giá phải có thái độ chuyên nghiệp, không thiên vị rủi  ro để xác định được đúng mức độ ưu tiên và phân tích được những rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án.
Sử dụng phương pháp thông qua phần mềm nên đòi hỏi người thực hiện có trình độ chuyên môn để có thể phân tích, đánh giá những thông tin tìm ẩn ảnh hưởng đến dự án
Mối quan hệ giữa hai phương pháp
Là nền tảng cho việc sử dụng phương pháp phân tích định lượng của dự án
Thường được thực hiện sau phương pháp phân tích định lượng. Có trường hợp được thực hiện sau kế hoạch ứng phó rủi ro.

Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng

Đánh giá chất lượng của dữ liệu rủi ro: Kết quả phân tích có thể sai lệch nếu dữ liệu đầu vào không đáng tin cậy. Vì vậy việc đánh giá chất lượng của dữ liệu có ý nghĩa quan trọng đối với phương pháp định tính.

Đánh giá khả năng xảy ra và tác động của rủi ro: Tùy thuộc vào những ảnh hưởng của rủi ro như ảnh hưởng đến chi phí tổng thể, chất lượng và hiệu quả mà phân loại chúng vào risk register hoặc watchlist để theo dõi
 

Phân loại rủi ro: Phân loại rủi ro theo nguồn, phạm vi tác động, nguyên nhân. Xác định dự án sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi những rủi ro nào.

Ma trận tiềm năng và tác động: nhóm dự án sẽ tạo ra một ma trận kết hợp khả năng xảy ra và tác động để phân chia rủi ro theo mức độ ưu tiên.

Bubble chart: Biểu đồ bong bóng sẽ hiển thị mối quan hệ giữa các tham số rủi ro.


Risk workshop: Dựa vào kinh nghiệm của nhóm dự án, những rủi ro sẽ được phân tích và đưa ra hướng giải quyết .


Simulation: Mô phỏng các rủi ro riêng lẻ ảnh hướng đển tổng thể mục tiêu của toàn dự án.

Phân tích độ nhạy: Phân tích dự án có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những tác động rủi ro nào.

Biểu đồ lốc xoáy: Phán đoán mức độ ảnh hưởng đến dự án thông qua hệ số tính toán tương quan.

Phân tích cây quyết định: Thông qua những nhánh ở cây quyết định có thể lựa chọn được những phương án có phù hợp để giải quyết vấn đề.


Phân tích rủi ro dự ánSo sánh giữa hai phương pháp phân tích định lượng và định tính

Phân tích rủi ro dự án là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý dự án. Việc nắm bắt và đánh giá được các rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến dự án. Hy vọng bài viết trên của Viindoo có thể giúp ích được cho các doanh nghiệp trong việc phân tích tác động của rủi ro.


>>>> Tiếp Tục Với:


Phân tích rủi ro dự án là gì? Cách thực hiện và phương pháp
Nguyễn Phương Dung 22 tháng 11, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY