Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Đây là chỉ số chính, quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét để duy trì lợi nhuận trong hoạt động. Và trong bài viết sau, Viindoo sẽ chia sẻ tất cả thông tin liên quan đến khái niệm, ý nghĩa, cách tính và cách để quản lý tỷ suất lợi nhuận gộp hiệu quả.
Khái niệm và ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là một chỉ số tài chính dùng để đo lường hiệu quả kinh doanh của một công ty. Nó cho biết phần trăm doanh thu còn lại sau khi trừ đi chi phí sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ bán ra.
Tỷ suất lợi nhuận gộp
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận gộp: :
- Có nhiều mức độ lợi nhuận mà các nhà phân tích theo dõi để đánh giá hiệu suất của một doanh nghiệp. Các mức độ này bao gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và thu nhập ròng. Mỗi mức độ cung cấp một cái nhìn khác nhau về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận gộp là mức độ lợi nhuận đầu tiên, cung cấp cho các nhà phân tích cái nhìn về khả năng sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Điều này cho phép các nhà phân tích so sánh các mô hình kinh doanh khác nhau với một chỉ số định lượng.
- Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số hữu ích khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ lệ lợi nhuận gộp được tính toán theo công thức:
Tỉ suất lợi nhuận gộp (%) = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu) * 100%
Trong đó:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán (COGS)
Và trong một số trường hợp, doanh thu có thể được thay thế bằng doanh thu thuần. Và tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ được tính bằng công thức:
Tỉ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp
Cách để cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp
Cắt giảm chi phí sản xuất:
Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô thì có thể đặt hàng số lượng lớn, thiết lập điều khoản thanh toán thuận lợi hơn với nhà cung cấp hoặc tăng cường sản xuất. Những biện pháp này giúp giảm chi phí sản xuất.
Sử dụng nguyên liệu thô có giá thành thấp hơn cũng là một cách để giảm giá vốn hàng bán, qua đó tăng tỷ suất lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện cẩn thận để tránh làm giảm chất lượng sản phẩm, gây mất khách hàng và giảm doanh thu.
Cắt giảm chi phí sản xuất
Mở rộng quy mô sản xuất:
Để tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn duy trì chất lượng, nhiều doanh nghiệp lựa chọn mở rộng quy mô sản xuất. Đây là chiến lược hiệu quả trong dài hạn, giúp giảm chi phí trung bình cho nguyên liệu, máy móc, nhân công và các tài sản khác. Việc mở rộng quy mô giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
Mở rộng quy mô sản xuất
Điều chỉnh giá bán:
Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như lạm phát, các doanh nghiệp có thể phải tăng giá bán để duy trì lợi nhuận. Khi tăng giá, doanh nghiệp cần theo dõi giá của đối thủ cạnh tranh để tránh mất khách hàng vào tay các lựa chọn rẻ hơn. Tăng giá một cách từ từ hoặc thông báo trước cho khách hàng có thể giúp người dùng cảm thấy được tôn trọng. Đồng thời, khách hàng cũng có thể chấp nhận mức giá mới một cách dễ dàng hơn.
Điều chỉnh giá bán
Các công thức tính tỷ lệ lợi nhuận khác mà doanh nghiệp cần quan tâm
Tỷ suất lợi nhuận ròng ROS
Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS) thể hiện tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với doanh thu. Chỉ số này còn được biết đến là tỷ suất sinh lời từ doanh thu. Chỉ số ROS được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách xác định phần trăm doanh thu chuyển đổi thành lợi nhuận hoạt động.
Tỷ suất lợi nhuận ròng
Để tính chỉ số ROS, ta lấy lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) chia cho doanh thu thuần. Công thức cụ thể như sau:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%
Trong đó:
- Doanh thu thuần: Là doanh thu bán hàng thực tế sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu.
- Lợi nhuận sau thuế: Là lợi nhuận trước thuế trừ đi tổng tiền thuế phải đóng và cộng các khoản thuế bị hoãn lại.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA
ROA là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này biểu thị số tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được từ mỗi đồng tài sản đầu tư.
ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. Công thức cụ thể như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số tài chính đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ số vốn mà các cổ đông đã đầu tư. ROE cung cấp cái nhìn về hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu và cho phép so sánh sự thành công của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành.
Sau đây là công thức tính tỷ suất ROE:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Quản lý tỷ suất lợi nhuận hiệu quả với Viindoo Accounting & Finance
Nếu doanh nghiệp đang nhận thấy vấn đề trong hoạt động kinh doanh và cần cải thiện tỷ suất lợi nhuận hiệu quả theo từng dự án thì Viindoo Project là lựa chọn phù hợp. Phần mềm kế toán online Viindoo Accounting giúp hỗ trợ công tác hoạch định hiệu quả. Đồng thời, phần mềm còn giúp kiểm soát số liệu xuyên suốt quy trình vận hành, minh bạch, chính xác theo thời gian thực. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và tối ưu tỷ suất lợi nhuận gộp theo từng dự án.
Viindoo Acounting giúp doanh nghiệp kiểm soát tỷ suất lợi nhuận gộp hiệu quả
Những tính năng đặc biệt của Viindoo Accounting bao gồm:
- Viindoo Accounting có khả năng cung cấp bức tranh tổng thể về tài chính doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát tài chính
- Tính năng tự động hóa hoạt động kế toán trong doanh nghiệp giúp giảm thiểu sai sót đáng kể
- Giao diện thông minh, dễ dàng giải quyết các nghiệp vụ kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Báo cáo số liệu tức thì, đa chiều, so sánh số liệu theo chu kỳ tài chính, giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt xu hướng biến động tài chính qua các tháng, các kỳ, các năm.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến tỷ suất lợi nhuận gộp mà Viindoo đã tổng hợp. Mong rằng với bài viết trên, doanh nghiệp sẽ tính toán, quản lý tỷ suất lợi nhuận hiệu quả hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quan trình quản lý tài chính, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình.