Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng: Quan hệ và sự khác nhau

Chuỗi cung ứng và Logistics không phải là những thuật ngữ quá xa lạ, nhưng thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về hai khái niệm này. Hãy cùng Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng.

>>>> Tham Khảo Thêm: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

1. Các quan điểm khác nhau về Chuỗi cung ứng và Logistics

Theo quan điểm truyền thống, Chuỗi cung ứng chỉ là một phần nhỏ của Logistics và thường được xem là Logistics bên ngoài phạm vi doanh nghiệp.

Một quan niệm khác cho rằng, Chuỗi cung ứng chỉ là một tên gọi khác của Logistics. Đây là quan điểm phổ biến trong những doanh nghiệp mà tên chức vụ và trách nhiệm của “Quản lý Logistics” và “Quản lý Chuỗi cung ứng” có thể thay thế cho nhau.

Quan điểm thứ ba xem Chuỗi cung ứng là một chiến lược rộng lớn, cắt ngang tất cả các quy trình của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quan điểm phổ biến nhất là quan điểm xem Logistics là một bộ phận của Chuỗi cung ứng. Theo đó, Chuỗi cung ứng gồm tất cả các hoạt động, quy trình Logistics giữa các bộ phận và giữa các doanh nghiệp với nhau, nhằm giúp quản lý dòng chảy của hàng hóa một cách hiệu quả.

Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng

4 quan điểm về mối quan hệ giữa logistics và chuỗi cung ứng

Một mô hình Chuỗi cung ứng cơ bản thường gồm nhiều công đoạn và Logistics là một phần quan trọng không thể thiếu.

2. Logistics là gì?

Logistics khác gì chuỗi cung ứng? Logistics là một thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, do hàm nghĩa rộng và bao trùm nhiều hoạt động khác nhau trong thương mại quốc tế nên rất khó để Việt hóa được từ “Logistics”. Logistics cũng thường được sử dụng với nghĩa là “Hậu cần” ở tiếng Việt, tuy nhiên cụm từ này không thể hiện được hết các tầng nghĩa của nó. Vì vậy, tại Việt Nam, thuật ngữ này vẫn được gọi theo “nguyên bản” là Logistics.

Đại học Hàng hải thế giới (World Maritime University) đã định nghĩa về Logistics như sau: “Logistics là một quá trình được tính toán, tổ chức nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất về việc xác định địa điểm chuyển dịch và lưu kho các nguồn cung cấp từ nơi xuất xứ, thông qua nhiều hoạt động khác nhau đến nơi tiêu thụ cuối cùng”.

Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP) cũng đưa ra định nghĩa về “Quản trị Logistics” như sau: “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.

Chung quy lại, Logistics là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện việc lưu trữ, và kiểm soát các luồng dịch chuyển của hàng hóa giữa các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng đến tay người tiêu dùng. Hoạt động Logistics chịu trách nhiệm về một phần trong hoạt động của quản lý Chuỗi cung ứng, gồm:

  • Tổ chức lưu kho, sắp xếp kho ngắn hạn hoặc dài hạn;
  • Lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác; 
  • Thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng nhiều loại hình vận tải; đồng thời kiểm soát quá trình vận chuyển hàng thông qua quản lý đội xe, theo dõi lô hàng, v.v.
Phân biệt logistics và chuỗi cung ứngKhái niệm về logistic

3. Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống tập hợp những hoạt động, tổ chức, thông tin, con người, phương tiện cùng các nguồn lực khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến người tiêu dùng.

Mục đích của Chuỗi cung ứng là tối đa hóa tổng giá trị tạo ra, thông qua việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực mà doanh nghiệp có để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Bao gồm khả năng phân phối, dự trữ, lưu kho, và khả năng luôn giữ được các chi phí cung ứng ở mức tối thiểu.

Chuỗi cung ứng và logistics khác nhau như thế nào? Cũng theo Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng, Quản lý chuỗi cung ứng được định nghĩa như sau: “Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau”.

Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt là với hoạt động sản xuất, kinh doanh và quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Một số chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: chuỗi cung ứng đẩy và kéo, chuỗi cung ứng lạnh, chuỗi cung ứng xanh,...

Phân biệt logistics và chuỗi cung ứngSự khác nhau giữa chuỗi cung ứng và logistics

>>>> Đọc Thêm Về: Quản lý chuỗi cung ứng là gì

4. Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng

Vậy, sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng là gì? Có thể thấy, quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics đều tập trung vào dòng chảy của hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm cuối.​

Trong đó, Chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động có mối liên hệ nối tiếp với nhau trong quá trình hình thành nên một sản phẩm và đưa sản phẩm ấy đến người tiêu dùng.

Và Logistics là một phần quan trọng của Chuỗi cung ứng vì nó quản lý và theo dõi con người cũng như các nguồn lực cần thiết để lưu trữ, vận chuyển và đảm bảo hàng hóa di chuyển đúng vị trí, vào đúng thời điểm và phù hợp với ngân sách.

Từ đó, chúng ta có thể phân biệt logistics và chuỗi cung ứng dựa trên những điểm khác nhau cơ bản sau:

Tiêu chíLogisticsChuỗi cung ứng
Mục tiêu  
  • Giảm chi phí
  • Tăng chất lượng dịch vụ
  • Tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Giảm chi phí toàn thể. 
  • Tăng hoạt động bên ngoài như hợp tác, phối hợp đối tác khác.
  • Tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt độngGồm các hoạt động: Vận tải, kho bãi, giao nhận, dịch vụ khách hàng, v.v.Gồm tất cả hoạt động của Logistics và các hoạt động khác như: quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác với các đối tác, khách hàng, v.v.
Phạm viTrong doanh nghiệp.Cả trong và ngoài doanh nghiệp.
Tầm ảnh hưởngNgắn, trung hạn.Dài hạn.

        Đối với doanh nghiệp, hoạt động quản lý Chuỗi cung ứng và quản lý Logistics đều rất quan trọng. Trong khi quản lý Chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm về hiệu quả, hiệu suất và doanh thu, thì Logistics đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo hàng hóa lưu thông trơn tru trong toàn bộ Chuỗi cung ứng.

        Cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics là các hoạt động được coi như “xương sống” thúc đẩy giao thương bền vững giữa doanh nghiệp của các quốc gia và các nền kinh tế với nhau, đảm bảo cho dòng chảy hàng hóa được lưu thông liên tục và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

        Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt logistics và chuỗi cung ứng. Nếu doanh nghiệp muốn hiểu thêm về giải pháp giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, tăng cường hiệu quả hoạt động của Chuỗi cung ứng và Logistics, hãy liên hệ với Viindoo qua hotline 0225 730 9838 nhé

         Tiếp tục với:

        Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng: Quan hệ và sự khác nhau
        Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Vũ Thùy Dương 27 tháng 4, 2022

        CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY