7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp sản xuất

Bạn đã biết đến 7 công cụ quản lý chất lượng chưa? Sẽ thật là một thiếu sót lớn nếu bạn chưa từng áp dụng 7 công cụ này để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp của mình. Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây, Viindoo sẽ giúp bạn tìm hiểu về 7 công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng cũng như các lợi ích mà các công cụ này đem lại.

Các công cụ thống kê có vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động chính của doanh nghiệp để cải tiến chất lượng. Tuy nhiên, trong nhiều công cụ thống kê khác nhau như hiện nay thì làm thế nào để chúng ta xác định được công cụ phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho tổ chức? 

Bộ 7 công cụ thống kê và quản lý chất lượng sau đây của các kỹ sư Nhật Bản có thể giúp doanh nghiệp nhận diện và giải quyết hầu hết các vấn đề về chất lượng thường gặp phải.

7 công cụ quản lý chất lượng gồm:

  • Biểu đồ kiểm soát (Control Chart);
  • Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram);
  • Biểu đồ Pareto (Pareto Chart);
  • Biểu đồ phân bố (Histogram);
  • Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram);
  • Biểu đồ phân tán (Flowchart);
  • Phiếu kiểm tra (Checksheet).

7 công cụ quản lý chất lượng

Tìm hiểu về 7 công cụ quản lý chất lượng

1. Phiếu kiểm soát - Check sheets

Công cụ đầu tiên mà bài viết muốn đề cập đến đó là Phiếu kiểm soát. Đây là phương tiện lưu trữ đơn giản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thống kê dữ liệu và xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện. Check sheets cũng có thể theo dõi các hoạt động trong quá khứ cho phép bạn nhìn thấy xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan.

công cụ quản lý chất lượng Check Sheets

Công cụ Check Sheets

Mục đích: Phiếu kiểm tra chất lượng sử dụng để kiểm tra sự phân bố số liệu, kiểm soát xác nhận công việc, xác định các nguồn gốc gây ra khuyết tật sản phẩm, kiểm tra các dạng khuyết tật và vị trí khuyết tật. Các phiếu kiểm tra này sẽ được thu thập để theo dõi sự kiện theo thời gian hoặc vị trí. Sau đó, các phiếu này sẽ có vai trò là dữ liệu đầu vào cho Biểu đồ Pareto.

2. Biểu đồ - Charts

Biểu đồ là một dạng hình vẽ thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu hoặc các đại lượng với nhau. Biểu đồ thường có rất nhiều dạng như biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ thanh, Gantt chart hoặc biểu đồ mạng nhện.

7 công cụ quản lý chất lượng

Biểu đồ

Mục đích: Việc sử dụng biểu đồ sẽ giúp trực quan hóa dữ liệu,từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được vấn đề thông qua việc xem các biểu đồ này.

3. Biểu đồ nhân quả - Cause and Effect Diagram

Một công cụ tiếp theo trong 7 công cụ kiểm soát chất lượng mà bài viết muốn giới thiệu đến bạn đó là  Biểu đồ nhân quả. Hay chúng ta còn có thể gọi là biểu đồ xương cá, bởi vì biểu đồ này có dạng hình xương cá, bao gồm một danh sách các nguyên nhân dẫn đến kết quả cuối cùng. Biểu đồ nhân quả này được tạo ra bởi giáo sư Kaoru Ishikawa vào năm 1953, do đó còn có tên gọi khác đó là biểu đồ Ishikawa.

công cụ quản lý chất lượng biểu đồ nhân quả

Biểu đồ nhân quả

Mục đích: Biểu đồ xương cá được áp dụng để tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề một cách nhanh chóng. Đặc biệt, biểu đồ này còn giúp doanh nghiệp biết được các nguyên nhân tiềm ẩn, có khả năng gây ra các hoạt động kém chất lượng. Nhờ vậy mà người quản lý sẽ kịp thời đưa ra những giải pháp giúp ngăn ngừa và khắc phục lỗi sai, đảm bảo chất lượng tốt nhất. Do đó mà Biểu đồ nhân quả trở thành công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc kiểm tra các nguyên nhân và khuyết tật trong quá trình sản xuất.

4. Biểu đồ Pareto - Pareto chart

Biểu đồ Pareto là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng giúp nhà quản lý sắp xếp và phân loại các nguyên nhân theo tầm quan trọng đối với sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp biết được những nguyên nhân nào có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản phẩm và cần được xử lý trước tiên.

7 công cụ quản lý chất lượng

Biểu đồ Pareto

Mục đích: Nhà quản trị khi sử dụng Biểu đồ Pareto có thể nắm được những nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ra vấn đề kém chất lượng. Bên cạnh đó, việc sử dụng biểu đồ này cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của việc cải tiến.

 Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dạng biểu đồ này trong bài viết Biểu đồ Pareto là gì? Ý nghĩa và cách vẽ biểu đồ Pareto chart

5. Biểu đồ mật độ phân bố - Histogram

Biểu đồ mật độ phân bố là một công cụ thống kê ở dạng cột đơn giản. Thông qua biểu đồ, chúng ta có thể thấy được tần suất của sự việc nhờ các điểm dữ liệu được tổng hợp lại.

7 công cụ quản lý chất lượng Histogram

Biểu đồ mật độ phân bố

Mục đích: Biểu đồ mật độ phân bố được sử dụng trong việc theo dõi sự phân bố các thông số của sản phẩm hoặc quá trình. Qua đó, nhà quản trị có thể đánh giá được khả năng đáp ứng yêu cầu của quá trình..

6. Biểu đồ phân tán - Scatter Diagram

Một biểu đồ khác trong 7 công cụ kiểm soát chất lượng mà doanh nghiệp cũng có thể sử dụng để thống kê đó là​ Biểu đồ phân tán. Biểu đồ này thể hiện dữ liệu dưới dạng đồ thị. Trong đó, các giá trị được quan sát của từng biến sẽ biểu diễn thành từng chấm riêng biệt mà không được nối lại với nhau. Do đó, biểu đồ phân tán sẽ thể hiện mối tương quan giữa 2 nhân tố.

7 công cụ quản lý chất lượng

Biểu đồ phân tán

Mục đích: Nhờ thấy được mối quan hệ giữa 2 nhân tố thông qua việc sử dụng Biểu đồ phân tán, chúng ta có thể thấy được sự phụ thuộc của 1 nhân tố vào nhân tố còn lại cũng như mức độ phụ thuộc lẫn nhau.

7. Biểu đồ kiểm soát - Control Chart

Công cụ cuối cùng trong 7 công cụ quản lý chất lượng đó là Biểu đồ kiểm soát. Đây là biểu đồ dạng đường với các đường giới hạn được tính toán bằng phương pháp thống kê. Biểu đồ này giúp doanh nghiệp theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng, sự thay đổi của quy trình nhằm nắm bắt được các dấu hiệu bất thường xảy ra khi các đường tăng hoặc giảm đáng kể.

công cụ quản lý chất lượng biểu đồ kiểm soát

Biểu đồ kiểm soát

Mục đích: Việc sử dụng Control Chart sẽ giúp nhà quản trị phát hiện các tình huống bất thường xảy ra trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng phần mềm Viindoo Quality để xây dựng và chuẩn hóa quy trình Quản lý chất lượng của doanh nghiệp, ngăn ngừa sai sót, giảm thiểu chi phí. Nâng cao hiệu quả hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng. 

Trên đây là 7 công cụ quản lý chất lượng mà bạn có thể tham khảo. Thông qua bài viết này, Viindoo muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về từng công cụ và các lợi ích mà các công cụ này mang lại cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên sẽ thật hữu ích cho bạn trong công tác quản lý chất lượng của doanh nghiệp mình.

>>>> Tiếp Tục Với: 

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp sản xuất
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Thị Thanh Nhàn 2 tháng 12, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY